Còn nhớ năm 2005, khi bộ ba chiếc điện thoại dòng N đầu tiên (N90, N91, N70) của Nokia xuất hiện, người dùng trong nước đã xôn xao bởi những chiếc điện thoại này đáp ứng được mọi nhu cầu giải trí chứ không chỉ dừng lại ở nghe và gọi như những chiếc máy thông thường khác.
Các model nâng cấp từ ba chiếc máy trên (N91 ME, N70 ME), cùng N72, N73 ra đời không lâu sau đó tập trung vào âm nhạc, khiến người ta lầm tưởng N-series chỉ đơn thuần là dòng điện thoại nghe nhạc. Thế nhưng, sự xuất hiện của N93 đã làm thay đổi tất cả. Xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 9/2006, chiếc điện thoại vừa gập vừa xoay này thực sự là một sản phẩm truyền thông đa phương tiện – camera chụp hình 3,2 Megapixel, zoom quang học, hỗ trợ Wi-Fi, quay phim chất lượng cao, hỗ trợ mạng 3G. N93 chính thức mở màn cho một loạt model N-series đa phương tiện của Nokia sau này.
Điện thoại dòng N là di động chụp ảnh nhà nghề
Đầu năm 2007, việc ra mắt N95 đã mở ra một trang mới cho dòng điện thoại đa phương tiện này. Thiết kế trượt hai chiều khiến thân máy gọn nhưng lại xử lý được khá nhiều công việc: tải dữ liệu tốc độ cao trong mạng 3,5G, kết nối Wi-Fi, GPS và đặc biệt đây là điện thoại camera 5 Megapixel đầu tiên.
Báo chí trong và ngoài nước đã đánh giá khá cao khả năng chụp ảnh của chiếc máy này và sản phẩm cũng được đón nhận khá nồng nhiệt. Thực tế là doanh số của N95 các phiên bản đã đạt con số 10 triệu chỉ trong hơn một năm.
Không dừng lại ở đó Nokia tiếp tục với N82 và N96. N82 đã có mặt trên thị trường cũng sở hữu camera 5 Megapixel nhưng bổ sung đèn flash Xenon cho hình ảnh đẹp hơn. N96 được đánh giá là máy tính truyền thông tiên tiến nhất thế giới cho tới nay với thiết kế giống N95 nhưng bộ nhớ trong lên tới 16 GB, thẻ nhớ microSD rời lên đến 8 GB. Chiếc máy này còn được tối ưu hóa để xem video và truyền hình với màn hình 2,8 inch, giá đỡ và hỗ trợ truyền hình DVB-H.
" alt=""/>‘Hơi thở’ NPrototype mang đến cho người chơi một sự phấn khích đặc biệt khi tự mình hóa thân vào Alex bay nhảy trên khắp các con đường đẹp đẽ ở New York bằng tốc độ và sự nhanh nhẹn đến phi thường. Cụ thể, Alex có thể chạy tới 60 dặm/h và có những bước nhảy cao khủng khiếp (sánh ngang với loài ếch, tất nhiên khi so với kích thước nhỏ bé của chúng), anh nhảy từ chiếc ô tô này sang chiếc ô tô ở mãi góc phố phía xa một cách dễ dàng. Tuy vậy vẻ ngoài của Alex trông khá là thanh nhã và thư sinh chứ không giống những gã đột biến quái dị trong một số phim hành động.
Như đã nói, Alex là một kẻ rất nguy hiểm, trong khi “dạo chơi” qua những tòa nhà chọc trời hay những khu đô thị sầm uất, đôi lúc bản tính “quái vật” trong người hắn trỗi dậy và thật đáng thương thay cho những ai là nạn nhân của hắn. Qua một số hình ảnh ban đầu của trò chơi, nhà sản xuất đã đưa vào cả những chi tiết nhỏ nhất như việc những nạn nhân hối hả chạy trốn, kêu la thảm thiết khi bị Alex truy sát. Cả thành phố như rối tung – cảnh tượng dễ bắt gặp trong các bộ phim hành động giả tưởng. Những nạn nhân của Alex sẽ không thể thoát nổi cái chết kinh hoàng. Sau khi giết nạn nhân, Alex sẽ hấp thụ toàn bộ thể xác, DNA, kí ức của nạn nhân thậm chí cả dung mạo và cử chỉ của họ. Nói cách khác, nạn nhân của Alex không chết, họ sống trong cơ thể Alex. Thật kinh khủng!
Theo ý đồ của nhà sản xuất, Alex là một nhân vật chính phản diện đúng nghĩa., hắn ta không phải là người tốt hay đáng yêu gì cả. Đúng hơn, Alex là sản phẩm đáng kinh sợ nhất của một xã hội nhơ bẩn, tha hóa đến cùng cực. Hắn giống với Godzilla – con quái vật đã đi vào lịch sử phim điện ảnh, xuất hiện do sự quá đà của con người trong việc sử dụng vũ khí nguyên tử. Thế nhưng theo nhà sản xuất thì con quái vật ấy lại không được đề cập tới trong danh sách những “nhân vật” cấu thành nên Alex. Radical Ent đã tạo nên Alex từ rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong điện ảnh như Darth Maul (gã người Sith trong loạt phim Star War) về sự điên khùng, xấu xa, Travis Bickle (gã lái xe kì quặc trong phim Taxi Driver) về độ quái gở và Hannibal Lecter (phim Sự im lặng của bầy cừu) về sở thích “ăn uống”. Thế nhưng Alex không sử dụng kiếm ánh sáng, cũng không có hàm răng bằng thép, hắn ta sử dụng chính cơ thể mình như là một thứ vũ khí tối thượng, mang dáng dấp của T – 1000 trong phim Kẻ hủy diệt 2.
Alex có thể biến cánh tay mình thành những lưỡi dao sắc bén, xẻ nạn nhân ra làm 2 như người ta cắt một miếng bánh mì, hay thọc đôi tay ấy xuống đất để tạo nên những bàn chông đá hất tung cả một chiếc xe tăng lên không trung. Alex tự bảo vệ mình bằng lớp áo giáp tự phát sinh trên cơ thể, cực kì chắc chắn, càng “ăn” nhiều người, lớp áo này càng dày thêm và những đòn tấn công của Alex sẽ càng mạnh hơn.
Điểm sáng tạo của game càng tăng cao khi nhà sản xuất tiết lộ, không chỉ có phá hủy, Alex còn có thể cướp lấy khí tài của quân đội và tự mình điều khiển. Điều này thể hiện bằng việc Alex nhảy lên một chiếc trực thăng Apache, “ăn” viên phi công, lấy kiến thức điều khiển máy bay của kẻ xấu số và sử dụng được luôn chiếc máy bay một cách thành thạo.
" alt=""/>PrototypeGọi công cụ đó bằng cách sau:
Bấm nút Start\Program\Accessories\Paint
Hoặc mở hộp Run, gõ vào đó mspaint rồi nhấn phím Enter
1/ Giới thiệu khái quát về các công cụ trong Paint: Hộp công cụ vẽ thường nằm bên trái của màn hình. Đưa trỏ chuột đến từng công cụ một thì tên của công cụ đó sẽ hiển thị. Tính từ trái qua phải và lần lượt từ trên xuống dưới thì có các công cụ sau:
* Free-Form Select: Khoanh vùng đối tượng tự do
* Select: Khoanh vùng đối tượng theo hình tứ giác
* Eraser/Eraser Color: Tẩy xóa
* Fill With Color: Tô màu khép kín
* Pick Color: Lấy mẫu màu trên tranh
* Pencil: Bút chì để vẽ tự do
* Brush: Bút lông để vẽ, có thể tuỳ chọn nét.
* Airbrush: Bình xịt màu
* Text: Đưa thêm ký tự vào tranh, có thể gõ tiếng Việt có dấu đầy đủ
* Line: Vẽ đường thẳng
* Curve: Vẽ đường cong
* Rectangle: Vẽ hình tứ giác
* Polygon: Vẽ hình đa giác
* Ellipes: Vẽ hình elip, hình tròn
* Rounded Rectangle: Vẽ hình tứ giác có bốn góc tròn
***Color box: Hộp chọn màu, chứa 28 màu, bấm trỏ chuột vào đây để chọn
2/ Về thanh menu của MS Paint:
Thanh menu của Paint gồm có: File – Edit – View – Image – Color – Help
Trong đó:
Menu File:
*New(Ctrl+N) :Mở trang giấy mới.
*Open(Ctrl+O) : Mở 1 file có trên máy.
*Save(Ctrl+S) : Lưu file nhiều lần.
*Save As : Lưu file mới.
*Print Preview : Xem đầy đủ bản vẽ trước khi in.
* Page Setup : Chọn phần trang in.
* Send : Gửi file hình ảnh qua đường E-Mail
" alt=""/>Sử dụng công cụ vẽ MS Paint